Bạn đã từng nghe câu chuyện công chúa độc ác tiêu diệt cả vương quốc hay chuyện hoàng tử cưới phù thủy hay chưa? Nghe thật vô lý nhưng điều này có thể xảy ra trong board game Once Upon a Time, nơi người chơi cùng nhau tạo nên những câu chuyện cổ tích thú vị theo cách của riêng mình. Board game Once Upon a Time không đặt nặng thắng thua mà hướng đến việc khơi gợi trí tưởng tượng, qua đó tạo nên khoảng thời gian vui vẻ và gắn kết giữa mọi người. Hãy cùng Gi8 tìm hiểu cách chơi board game thú vị và độc đáo này trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan board game Once Upon a Time
Board game Once Upon a Time là một board game độc đáo giúp người chơi rèn luyện trí tưởng tượng và kỹ năng phối hợp nhóm. Trong trò chơi này, bạn sẽ nhập vai người kể chuyện, sử dụng các lá bài mang hình ảnh cổ tích như công chúa, hoàng tử hay phù thủy để dệt nên một câu chuyện đầy màu sắc.
Mỗi khi nhắc đến chi tiết trùng khớp với một lá bài trên tay thì bạn sẽ được đặt lá đó xuống bàn. Đặc biệt, người chơi còn có thể ngắt lời người khác nếu có cơ hội phù hợp để tiếp quản câu chuyện. Ai là người kể chuyện khéo léo, dùng hết bài và kết thúc câu chuyện theo đúng hướng của mình sẽ trở thành người chiến thắng.
Các lá bài trong board game Once Upon a Time
Có ba loại thẻ bài xuất hiện trong board game Once Upon a Time đó là Once Upon a Time, Happy Ever After và Interrupt. Mỗi loại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và kết thúc câu chuyện.
- Once Upon a Time (Thẻ kể chuyện): Đây là các lá bài có in hình ảnh hoặc từ khóa liên quan đến yếu tố của một câu chuyện cổ tích như công chúa, hoàng tử, lâu dài, khu rừng, phù thủy, lời nguyền,…
- Happy Ever After (Thẻ kết thúc): Mỗi thẻ bài kết thúc sẽ mô tả một cái kết cụ thể cho câu chuyện. Chẳng hạn như họ sống hạnh phúc mãi mãi, kẻ phản diện bị trừng phạt đích đáng, người hùng trở về quê hương trong vinh quang,… Đây là lá bài chứa kết thúc mà bạn phải hướng tới trong suốt quá trình chơi. Mỗi người chơi chỉ có duy nhất một lá bài kết thúc.
- Interrupt (Thẻ quấy rối): Tương ứng với mỗi thẻ kể chuyện là một thẻ quấy rối. Các thẻ này cho phép bạn ngắt lời người đang kể chuyện nếu họ nhắc đến chi tiết trùng với bài của bạn, từ đó cướp quyền kể và đưa câu chuyện theo hướng mình muốn.
Cách chơi board game Once Upon a Time chi tiết A-Z
So với nhiều tựa board game khác thì board game Once Upon a Time còn khá mới mẻ với người chơi Việt. Tuy nhiên chỉ cần bạn nắm vững luật chơi và tham gia thử vài ván, chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi sự sáng tạo và niềm vui mà tựa board game này mang lại.
Bước 1: Chia bài và chọn người kể chuyện
Board game Once Upon a Time phù hợp với nhóm nhỏ từ 2 đến 6 người chơi. Số lượng lá bài kể chuyện được chia sẽ phụ thuộc vào số người tham gia, chẳng hạn như 2 người 10 lá, 3 người 8 lá, 4 người 7 lá, 5 người 6 lá và 6 người 5 lá. Ngoài các lá bài kể chuyện, mỗi người sẽ được nhận duy nhất một lá bài kết thúc.
Sau khi chia bài, nhóm sẽ thống nhất với nhau để chọn ra người kể chuyện đầu tiên. Trong quá trình chơi, quyền kể chuyện có thể bị chuyển sang người khác nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Người kể chuyện ngập ngừng quá 5 giây và không thể tiếp tục câu chuyện.
- Nội dung câu chuyện bắt đầu lan man hoặc mâu thuẫn với những gì đã kể trước đó.
- Người kể chuyện sử dụng lá bài gây rối sai luật (không trùng khớp với tình tiết đang kể). Khi đó, người chơi không chỉ mất quyền kể mà còn phải rút thêm 2 lá bài kể chuyện từ chồng bài.
Bước 2: Kể chuyện
Trong board game Once Upon a Time, người kể chuyện đầu tiên sẽ mở đầu câu chuyện bằng cách sử dụng trí tưởng tượng kết hợp với các lá bài trên tay. Mỗi lần người đó nhắc đến một yếu tố khớp với lá bài, họ sẽ đặt lá bài đó xuống bàn và tiếp tục câu chuyện theo hướng hợp lý với yếu tố đó. Những lá bài được sử dụng cần phải liên quan và đóng góp vào cốt truyện đang xây dựng.
Ví dụ người kể chuyện bắt đầu với câu chuyện: “Bạn sẽ không bao giờ đánh bại được quỷ vương vì hắn đang ẩn náu trong một cung điện kiên cố nằm trên đỉnh một ngọn núi xa xôi.” Sau đó, người chơi đánh xuống thẻ bài “cung điện” hoặc “ngọn núi” vì hai địa điểm này đều xuất hiện trong câu chuyện vừa kể.
Người kể tiếp tục: “Một chàng kỵ sĩ với quyết tâm đánh bại quỷ vương đã lên đường đến ngọn núi xa xôi ấy. Trên đường đi, chàng đã gặp nhiều sinh vật kỳ lạ như thỏ biết bay, chim biết nói,…” Lúc này, người chơi bắt buộc phải đánh xuống lá bài hình “kỵ sĩ” chứ không được sử dụng các lá bài hình “thỏ” và “chim”. Vì những loài động vật này không đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển câu chuyện chính.
Trường hợp hết ý tưởng hoặc không có thẻ bài nào đại diện cho nhân vật, địa điểm, sự kiện hay đồ vật của câu chuyện vừa kể thì phải nhường lượt cho người kế tiếp, đồng thời phải rút thêm một lá bài kể chuyện từ chồng bài board game Once Upon a Time.
Bước 3: Phá đám và giành quyền kể chuyện
Điểm đặc biệt và thú vị nhất của board game Once Upon a Time chính là cơ chế ngắt lời và giành quyền kể chuyện. Khi người kể chuyện nhắc đến một yếu tố trùng với lá bài mà người chơi khác đang sở hữu, người đó có quyền ngắt lời để chiếm lấy vị trí người kể chuyện. Họ sẽ tiếp tục câu chuyện theo ý mình, sử dụng các lá bài của mình để đẩy câu chuyện theo một hướng mới.
Ví dụ: Khi người kể chuyện nói: “Cô gái ấy dần chìm vào giấc ngủ dưới tán cây cổ thụ trong khu rừng sâu…” thì người sở hữu lá bài “khu rừng” có thể sử dụng lá bài đó để ngắt lời, giành quyền kể chuyện và tiếp tục câu chuyện theo hướng mình muốn. Lưu ý rằng, quyền giành lấy lượt kể chuyện chỉ được thực hiện sau khi người kể chuyện đã hoàn tất phần lời của họ.
Trường hợp có người chơi sở hữu thẻ bài quấy rối (Interrupt) đúng lúc người kể chuyện đặt bài của mình xuống, người đó sẽ được quyền trở thành người kể chuyện tiếp theo. Ví dụ: Nếu bạn có một lá bài gián đoạn liên quan đến hành động, bạn có thể cắt ngang nếu người kể chuyện nói đến một hành động như chiến đấu, bỏ trốn, cứu ai đó,… Khi sử dụng thành công thẻ bài quấy rối, bạn sẽ trở thành người kể chuyện mới và tiếp tục dẫn dắt câu chuyện theo hướng của mình.
Bước 4: Kết thúc câu chuyện
Khi một người kể chuyện đã sử dụng hết toàn bộ các lá bài kể chuyện trên tay, họ sẽ được phép chơi lá bài kết thúc để khép lại câu chuyện. Tuy nhiên, cái kết này phải hợp lý và khớp với toàn bộ nội dung đã được xây dựng. Trong lúc đánh lá bài kết thúc, họ được phép bổ sung thêm một vài chi tiết nhỏ nhằm hỗ trợ cho phần kết trở nên trọn vẹn và hợp logic hơn với diễn biến câu chuyện.
Những người chơi còn lại sẽ đánh giá xem phần kết đó có thuyết phục hay không. Nếu những người chơi còn lại không đồng ý với cách kết thúc, người kể phải rút thêm một lá bài kể chuyện và một lá bài kết thúc khác, sau đó lượt chơi chuyển cho người kể tiếp theo.
Có thể thấy, board game Once Upon a Time đòi hỏi người chơi phải tập trung cao độ cùng khả năng nhảy số tốt để luôn theo kịp câu chuyện. Với luật chơi linh hoạt và sự tương tác cao, board game Once Upon a Time mang đến những phút giây giải trí đầy vui nhộn và gắn kết. Hy vọng những thông tin mà Gi8 chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chơi của tựa board game độc đáo này, từ đó có những giây phút giải trí thú vị cùng người thân và bạn bè của mình.